Văn hoá tổ chức thường được coi là “linh hồn” của một tổ chức. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, tổ chức cần phải xây dựng văn hoá tổ chức phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc. Trong bài viết này banhangonlinepro.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về văn hóa tổ chức. Cùng theo dõi nhé!
I. Văn hóa tổ chức là gì?
Văn hoá tổ chức là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức. Từ đó, trở thành quy tắc, hoạt động quen thuộc ăn sâu vào tâm trí của các thành viên. Đồng thời, nó ảnh hưởng đến cả suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của mọi thành viên trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
II. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của doanh nghiệp là gì?
Văn hoá là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một tổ chức so với tất cả các tổ chức khác. Để tạo ra sự khác biệt này, tổ chức phải xây dựng văn hoá dựa trên các yếu tố sau:
1. Định hướng, chiến lược của tổ chức (tầm nhìn, sứ mệnh)
Đây là yếu tố quan trọng nhất là cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý. Nó cũng là niềm tin, là giá trị bền vững theo thời gian và không thay đổi trước những tác động của ngoại cảnh.
Vì vậy, điều kiện đầu tiên để quá trình xây dựng văn hóa tổ chức thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất trong tổ chức. Bởi phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của tổ chức nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, và chỉ có những nhà quản lý cao nhất mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này.
2. Những giá trị mà tổ chức đang có
Để có thể phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải xây dựng được nền văn hóa đặc trưng riêng và tìm ra cách quản lý nhân sự một cách hiệu quả. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
– Các mối quan hệ trong văn hóa tổ chức
Ba mối quan hệ cơ bản trong văn hóa tổ chức doanh nghiệp thường là: mối quan hệ trong nội bộ tổ chức doanh nghiệp, với khách hàng và các quan hệ bên ngoài khác. Điểm nổi bật của những tổ chức, doanh nghiệp thành công là có cách đối xử đẹp với khách hàng, với chính quyền với cả cộng đồng theo một cách riêng biệt.
– Phong trào, nghi lễ, nghi thức
Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, nó phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng nó lại có sức ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của tổ chức. Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của tổ chức doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt của tổ chức với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho tổ chức trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu.
– Hệ thống trao đổi thông tin
Hệ thống trao đổi thông tin cần đáp ứng được nhu cầu thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời. Hệ thống này cũng cần đảm bảo rằng: mọi thành viên doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường nhật, công tác lập kế hoạch và xây dựng định hướng chiến lược.
III. Các loại hình văn hóa tổ chức doanh nghiệp
Dựa trên giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức, văn hoá tổ chức có thể chia làm 4 loại hình chính:
1. Văn hoá hợp tác
Văn hoá hợp tác là loại hình lấy con người làm trung tâm. Văn hoá hợp tác giúp loại bỏ các rào cản giữa nhân viên và cấp trên, tạo ra môi trường cởi mở, để cộng tác và phát triển.
Môi trường này đòi hỏi sự cộng tác giữa các nhân viên, mỗi cá nhân đều có giá trị riêng, việc giao tiếp và trao đổi thường xuyên luôn được đề cao.
2. Văn hoá sáng tạo
Văn hoá sáng tạo đề cao sự đổi mới và thích ứng nhanh với môi trường. Tại đó, các thành viên của tổ chức sẽ không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ để tạo ra sự đột phá trong môi trường làm việc. Văn hóa này khuyến khích sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Trong nền văn hóa này, tất cả nhân viên được khuyến khích tham gia bất kể vị trí của họ, bởi vì bạn không bao giờ biết ý tưởng lớn tiếp theo sẽ đến từ đâu!
3. Văn hoá thị trường
Văn hóa thị trường được thiết kế cho các doanh nghiệp hiểu biết về kỹ thuật số muốn mở rộng quy mô. Vì vậy, văn hóa này rất hướng đến kết quả, coi trọng sự cạnh tranh nội bộ và khen thưởng cho những người xuất sắc. Tại đây, con số nói lên tất cả, và được đặt lên trên sự thoả mãn và hài lòng của các cá nhân trong tổ chức, họ coi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất. Những người liên tục thành công hoàn thành mục tiêu sẽ nhận được những phần thưởng tài chính hoặc cơ hội thăng tiến đáng kể.
4. Văn hoá thứ bậc
Văn hóa thứ bậc thường tồn tại trong các tổ chức truyền thống. Các doanh nghiệp có rất nhiều cấu trúc với quyền lực và ra quyết định ở trên cùng. Do đó, chỉ có nhà quản trị chịu trách nhiệm đưa ra quyết định. Điều này khiến các nhân viên khác có thể cảm thấy bị đánh giá thấp và bị hụt hẫng. Vì vậy, mặc dù loại hình văn hóa tổ chức này thường rất hiệu quả, nhưng nó không lý tưởng để thúc đẩy sự sáng tạo hoặc đổi mới.
IV. Xây dựng văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp cần những gì?
Xây dựng văn hoá tổ chức tích cực là công việc không thể một lần là xong. Nó đòi hỏi thời gian, công sức của toàn thể thành viên.
Có thể cho rằng, văn hoá của tổ chức trong doanh nghiệp là một hiện tượng tự nhiên. Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp sẽ được hình thành theo thời gian dù bạn không có ý định xây dựng nó. Do đó, để xây dựng văn hoá tổ chức tích cực, bạn cần xác định loại hình văn hoá của tổ chức, xác định các đầu việc cần làm để xây dựng văn hoá bạn muốn, các đầu việc này bao gồm:
- Thiết lập giá trị cốt lõi của tổ chức: Đây được coi là nguyên tắc nền tảng, điều hướng mọi hoạt động và cá nhân trong tổ chức. Nhìn vào đó, khách hàng và đối tác có thể đánh giá được phương thức làm việc cũng như cách thức tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thiết lập mục tiêu tổ chức: Mục tiêu của tổ chức là điều cần thực hiện thông qua các bước để đạt kết quả tổng thể. Nó mang tính chất định hướng và hoạt động đầu tiên cần phải làm rõ. Chỉ khi hoàn thành, nhà lãnh đạo mới tiếp tục xây dựng các khía cạnh khác.
- Kết nối toàn bộ thành viên trong tổ chức: Mục tiêu của truyền thông nội bộ là để xây dựng, thiết lập và duy trì mối quan hệ có lợi giữa tổ chức và nhân viên. Đây là yếu tố góp phần quyết định sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp và thúc đẩy và nâng cao văn hóa tổ chức.
- Tìm ra cách thức làm việc trong tổ chức: Mỗi tổ chức đều cần có cách làm việc phù hợp với tính chất công việc và định hướng về con người.
Ngoài ra, để hỗ trợ xây dựng văn hóa tổ chức, doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ hỗ trợ thông minh giúp tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao. Trong đó, Achamcong là phần mềm quản lý nhân sự thông minh với những đặc điểm nổi bật:
- Quản lý chấm công
- Quản lý ca làm việc
- Quản lý thông tin truyền thông nội bộ
- Quản lý nhân tính chuyên cần của nhân viên
- Quản lý đơn từ
- Quản lý nhân sự, khen thưởng, kỷ luật
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn về các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của doanh nghiệp, cũng như các loại hình và cách xây dựng văn hóa tổ chức. Mong rằng chúng sẽ hữu ích cho bạn đọc.