Muốn xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh thì cần xác định đúng thị trường mục tiêu và lập kế hoạch truyền thông. Bạn đã biết về thị trường mục tiêu là gì chưa? Cùng phần mềm Ninja đi tìm hiểu về thị trường mục tiêu để phát triển doanh nghiệp đúng cách và bền vững nhé!
I. Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là thuật ngữ để xác định khách hàng tại một phân khúc thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn với đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng đối tượng mục tiêu là một thuật ngữ có nghĩa hẹp hơn thị trường mục tiêu. Đối tượng mục tiêu chỉ đề cập đến phân khúc được nhắm đến để quảng cáo. Còn thị trường mục tiêu vừa đề cập đến phân khúc tiêu dùng và nơi doanh nghiệp muốn bán sản phẩm, dịch vụ.
II. Cách xác định thị trường mục tiêu doanh nghiệp chính xác
Xây dựng thị trường mục tiêu cần nhiều yếu tố và các bước phát triển khác nhau. Muốn xây dựng được một thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bạn cần biết cách vận dụng các yếu tố và thực hiện đầy đủ các bước sau đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Để có thể nghiên cứu thị trường một cách chính xác và hiệu quả bạn phải bắt đầu từ việc các công việc đầu tiên. Chẳng hạn như thu thập số liệu và nghiên cứu đối chiếu với các phân khúc thị trường khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường cần kết hợp tốt các phương pháp phân tích, đánh giá và nghiên cứu về sản phẩm để đưa ra số liệu, kết quả chính xác. Nếu bạn nghiên cứu thị trường mà không bắt tay vào phân tích đánh giá thì bạn mới dừng lại ở bước tìm hiểu của thị trường mà thôi.
Bước 2: Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường sẽ giúp bạn xác định được tâm lý khách hàng khi mua hàng ở các phân khúc khác nhau. Từ đó, phân chia và đưa khách về cùng một nhóm người có cùng đặc điểm. Việc phân chia phân khúc thị trường gồm nhiều yếu tố như: độ tuổi, thu nhập, sở thích, văn hóa…
- Phân chia phân khúc thị trường theo nhân khẩu học sẽ dựa trên các yếu tố như: giới tính, tuổi tác, mức thu nhập, trạng hôn nhân….
- Theo địa lý sẽ phụ thuộc vào: các khu vực lân cận, quy mô dân số, khí hậu, mã vùng…
- Phân chia phân khúc thị trường theo tâm lý học sẽ dựa trên thói quen mua sắm, sở thích, nguồn thông tin…. Đối với phân chia phân khúc thị trường theo tâm lý học đòi hỏi sự nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc hơn về tính cách và thói quen sống của khách hàng. Loại nghiên cứu này khá phức tạp và đòi hỏi nhiều đối với doanh nghiệp.
- Phân khúc thị trường theo hành vi là một loại nghiên cứu thị trường dựa trên một số câu hỏi như: lý do mua hàng? Tỷ lệ sử dụng sản phẩm? Mất bao lâu để một khách hàng đưa ra quyết định mua hàng…. Các câu hỏi này xoay quanh và giải thích cho hành vi mua hàng, từ đó nghiên cứu và thúc đẩy hành vi mua hàng.
Mặc dù nghiên cứu dựa trên các yếu tố khác nhau nhưng mục đích chung của các phân khúc thị trường là tối ưu hóa cho các chiến lược marketing.
Bước 3: Đánh giá, phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Phân tích lợi thế cạnh tranh là một trong những bước quan trọng của quá trình xây dựng thị trường mục tiêu. Việc nắm bắt được lợi thế của mình sẽ giúp doanh nghiệp khai thác và phát triển một cách mạnh mẽ. Những gì mà bạn đang làm tốt sẽ là lợi thế cạnh tranh của bạn với các doanh nghiệp khác. Nếu bạn chỉ miệt mài nghiên cứu mà không xác định được lợi thế cạnh tranh của mình nằm ở đâu thì bạn cũng sẽ không thể nghiên cứu và tìm ra phân khúc thị trường dành cho bạn.
Bước 4: Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng
Những công cụ hiện đại sẽ giúp bạn đánh giá, phân tích và đưa ra phân khúc khách hàng tiềm năng:
- Đầu tiên trong việc xác định khách hàng tiềm năng việc thu thập các thông tin có liên quan đến nhân khẩu học, chẳng hạn như: giới tính, thu nhập, tính cách..
- Tiếp theo là việc nghiên cứu dựa trên vị trí địa lý
- Cuối cùng là nghiên cứu về sở thích và hành vi của một nhóm khách hàng hoặc hàng loạt khách hàng của bạn
Sau quá trình nghiên cứu doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá để đưa ra được kết quả số lượng người tiêu dùng. Dựa trên số liệu đó để đưa ra các tiêu chí cho nhóm khách hàng phù hợp với nhóm sản phẩm dịch vụ.
Bước 5: Triển khai chiến lược marketing đến khách hàng tiềm năng
Đây sẽ là bước hoàn thiện và quyết định cho doanh thu của bạn. Khi bạn xác định được thị trường mục tiêu của mình rồi thì bạn cần triển khai kế hoạch marketing cho sản phẩm của mình. Điều đó sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như: quy mô thị trường, mức độ cạnh tranh, tình hình kinh tế tại thời điểm bạn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ…
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về thị trường mục tiêu là gì? và cơ bản giúp bạn hình dung ra một quá trình cơ bản cần có cho việc xây dựng thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp. Hy vọng dựa trên kinh nghiệm của bản thân và những nội dung đã chia sẻ bạn có thể xây dựng cho mình những kế hoạch và thị trường mục tiêu cụ thể.
>> Xem thêm: