Giao tiếp là một phương thức giúp mỗi cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm cá nhân. Bất kể bạn là ai, đang làm việc trong lĩnh vực nào, giao tiếp vẫn là yếu tố góp phần lớn vào cuộc sống và công việc của bạn. Vậy kỹ năng giao tiếp là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Ninja tìm hiểu khái niệm và những kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong công việc nhé!
I. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp là các hoạt động diễn ra hằng ngày, cầu nối giữa mọi người để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc và thúc đẩy các mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như lời nói, hình thể để bày tỏ ý kiến, quan điểm, cảm xúc một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả nhằm đạt được mục đích trong giao tiếp.
Ngoài ra việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp góp phần tác động đến toàn xã hội, kéo theo nhiều công việc và yêu cầu đối với các vai trò khác nhau. Một số công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp như tư vấn, phiên dịch, thư ký, telesales, nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng… Kỹ năng giao tiếp còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau như:
– Là nhu cầu cơ bản của mỗi người: Con người và nơi làm việc được liên kết với nhau bằng giao tiếp. Vì vậy giao tiếp được coi là sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
– Tăng thu nhập: Bởi vì bạn giao tiếp tốt thì khả năng thuyết phục của bạn sẽ tốt hơn. Đây là tiền đề tốt để bạn có thể dễ dàng thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế.
– Phát triển bản thân: Quá trình giao tiếp giúp bạn nhìn nhận bản thân thông qua những đánh giá của người khác. Nếu bạn hiểu được tâm lý của đối phương, bạn có thể điều chỉnh những câu chuyện trao đổi với khách hàng. Giúp họ cảm thấy gần gũi và phát triển mối quan hệ tốt hơn.
II. Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc giúp bạn thành công
Sau khi tìm hiểu kỹ năng giao tiếp là gì, chúng ta có thể thấy đây là điều cần phải trau dồi để chiếm được cảm tình của những người xung quanh. Thông qua giao tiếp, bạn có thể nâng cao hiệu quả trong công việc. Dưới đây là những kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc giúp bạn thành công hơn.
1. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Trong giao tiếp, để nói và hiểu đúng, bạn cần rèn luyện kỹ năng nghe của mình. Nghe ở đây không chỉ có nghĩa là tiếp thu thông tin mà còn là hiểu thấu đáo về vấn đề trao đổi. Đôi khi lắng nghe quan trọng hơn nói. Trong một số trường hợp, nhiều khách hàng mong muốn có người lắng nghe những vấn đề mà họ gặp phải. Vì vậy việc của bạn là lắng nghe và thấu hiểu họ.
>> Xem thêm: Cách xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Để rèn luyện kỹ năng nghe, bạn phải tập
– Lắng nghe người khác nói khi mình giao tiếp và có thái độ nhiệt tình tìm hiểu.
– Bạn cần đồng cảm và khuyến khích đối phương chia sẻ thông tin. Đôi khi trong khi nghe bạn phải điều chỉnh ánh mắt của mình để tập trung vào đối phương. Đôi khi có động tác gật đầu, mỉm cười để thể hiện bạn có thể hiểu câu chuyện và tập trung vào nó.
2. Kỹ năng chào hỏi, làm quen
Khi mới bắt đầu làm quen với người khác, lời chào của bạn giống như một chiếc chìa khóa quyết định sự thành bại của một cuộc nói chuyện.
Đối với những người bạn chưa quen, việc chủ động chào hỏi sẽ tạo ra những mối quan hệ mới. Tùy vào mức độ thân thiện hay không quen biết, lịch sự hay không lịch sự sẽ giúp đối phương đánh giá được con người của bạn.
Nếu bạn biết khơi dậy thiện cảm của người khác cũng đồng nghĩa cuộc trò chuyện đã thành công một nửa. Vì vậy, một lời chào hỏi tốt sẽ khiến người mới quen cảm giác đã thân thiết với bạn từ lâu. Nhờ vậy họ sẽ mở lòng nhiều hơn khi nói chuyện với bạn. Bạn có thể sử dụng những châm ngôn kinh doanh nổi tiếng để làm chủ đề nói chuyện hiệu quả.
3. Kỹ năng quan sát đối phương
Để tăng khả năng giao tiếp, việc nghe bằng tai thôi chưa đủ mà còn phải quan sát và kiểm soát tình hình bằng mắt. Bạn có thể nhìn vào mắt và hành vi của một người để biết họ đang nói dối hay nói thật.
Bên cạnh đó bạn có thể dựa vào thấy nét mặt của người khác thay đổi khi họ nói để điều chỉnh cho phù hợp, thúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách.
Những người có kỹ năng quan sát tốt luôn chủ động vì họ có thể hiểu và tiếp thu mọi thứ xung quanh. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để học các hành vi của con người hoặc tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể.
4. Kỹ năng xử lý tình huống
Để đạt vị trí càng cao, thu nhập càng cao, đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc. Kỹ năng này là cần thiết trong bất kỳ ngành nghề nào. Và đây cũng là những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đặt ra khi phỏng vấn ứng viên của mình.
Ví dụ: nếu bạn gặp phải tình huống “Khách hàng nói sản phẩm đắt quá, đối thủ cạnh tranh rẻ hơn có sản phẩm và yêu cầu giảm giá, bạn sẽ giải quyết như thế nào?” Hay “ Tại sao phải chọn phần mềm Ninja mà không phải là các công cụ khác?”
Đây là những tình huống mà nhân viên bán hàng thường thấy mình. Đầu tiên, bạn xác định khách hàng đã có hiểu biết về sản phẩm. Vì vậy, đừng cố gắng bác bỏ họ, mà hãy nói theo hướng chia sẻ kinh nghiệm. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu trên thị trường tuy nhiên, phần mềm Facebook Ninja có gì ưu việt, chất lượng dịch vụ ra sao. Với cách xử lý này, bạn sẽ không làm khách hàng mất lòng mà còn đồng ý với bạn.
5. Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp
Đặt câu hỏi cho thấy bạn được sự quan tâm của bạn đến cuộc giao tiếp. Điều này cũng thể hiện sự nhiệt tình của bạn trong việc tìm hiểu, giải quyết về vấn đề đang gặp phải.
Tuy nhiên, không phải bất cứ điều gì bạn cũng hỏi. Bạn có thể hỏi bất cứ điều gì, nội dung và cách hỏi cũng là một nghệ thuật thú vị.
Ngoài ra nếu đặt câu hỏi cho đối phương, bạn nên cân nhắc xem đó có phải là chủ đề nói chuyện phù hợp hay không. Và hãy hỏi xem đối phương có nhạy cảm hay chạm vào những chủ đề khó nói chuyện không.
Qua bài viết này, Ninja đã chia sẻ với bạn về kỹ năng giao tiếp là gì? Cũng như Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc giúp bạn thành công. Bên cạnh việc trau dồi kỹ năng mềm, bạn còn có thể năng cao khả năng tiếp cận khách hàng bằng tool spam comment facebook nhé! Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!